Khi đi trên đường cao tốc với tốc độ 100 ~120 km/h thì vô lăng rung, hoặc buông vô lăng xe bị chệch hướng !
Nguyên nhân: Các góc đặt bánh xe bị thay đổi so với góc đặt bánh xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất (ở việt nam thường gọi là thước lái, độ chụm…)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến góc lái, độ chụm của bánh xe thay đổi: xe chạy nhiều, đỗ xe nghiêng trong thời gian, đi đường xấu nhiều… Góc lái, độ chụm không lệch ngay lập tức mà từ từ theo thời gian nên ít người phát hiện được ngay. Thước lái, độ chụm bánh xe không chuẩn sẽ dẫn đến hiện tượng lốp mòn không đều, xe có xu hướng tự chuyển hướng về một phía, vô lăng lệch, vô lăng rung lắc, có thể mất an toàn khi di chuyển tốc độ cao…
Nhận biết đơn giản để biết rằng xe cần phải cân chỉnh thước lái:
- Xe bị tai nạn, xe bị tông mạnh vào đâu đó, nhất là phần bánh xe
- Lốp mòn bất thường, hoặc mòn không đều
- Kiểm soát lái khó khăn: xe bị kéo về một phía, nhao lái, xe đi thẳng nhưng vô lăng không thẳng...
+ Camber dương: sẽ tạo được lực ngang hướng vào trong trục bánh xe, camber dương kết hợp với góc Kingpin làm giảm lực đánh lái
+ Camber 0: Ngày này với sự phát triển của công nghệ, hệ thống treo cũng như trục bánh xe đã trở lên bền hơn cộng với sự hỗ trợ của trợ lực lái. Vì thế góc Camber không phải dương nhiều như trước nữa mà được giảm xuống gần như bằng 0 hoặc âm nhẹ để lốp xe mòn đều hơn, cải thiện khả năng quay vòng của xe
2./ Góc Caster (góc nghiêng theo trục đứng nhìn từ bên hông xe): Khi trụ đứng nghiêng về sau gọi là Caster dương, Nghiêng về trước gọi là Caster âm
Giúp tăng độ cân bằng của thân xe trên đường thẳng, tăng khả năng hồi vị của bánh xe khi vào cua. Nếu Caster dương quá lớn sẽ làm cho tay lái nặng và khó vào cua, bù lại tài xế sẽ có cảm giác xe trở lên đầm chắc khi chạy trên đường thẳng
+Caster âm, Caster 0:
Hiếm gặp trên xe hiện đại, chỉ gặp ở xe đời rất cũ không có trợ lực lái. Caster âm giúp xoay vô lăng nhẹ hơn nhưng khó lái đúng hướng… nhất là với đường nhấp nhô
+ Caster bị sai lệch, xe có xu hướng nghiêng về phía bánh xe có góc Caster nhỏ hơn !
3./ Góc Toe (độ chụm bánh xe, góc nghiêng nhìn từ phía trên), Khi nhìn từ trên xuống nếu bánh xe hướng vào trong gọi là Chụm (Toe-in), bánh xe hướng ra ngoài gọi là choãi (Toe-out):
Khi bánh xe có độ Chụm - hướng bánh xe vào trong, sẽ luôn ngược hướng với hướng nghiêng của mặt đường, vì thế xe sẽ có xu hướng chuyển động ngược lại với hướng nghiêng, quỹ đạo chuyển động sẽ được duy trì
Khi độ chụm bị sai, có thể ảnh hưởng đến độ rung giật vô lăng khi đi tốc độ cao !
4./ Góc Kingpin: Kingpin inclination (KPI), also called steering axle inclination (S.A.I)
Góc nghiêng Kingpin (góc nghiêng trục lái (S.A.I) rotuyn hay độ nghiêng trục xoay đứng) là góc nghiêng của trụ xoay đứng so với phương thẳng đứng khi nhìn từ phí trước, Kingpin không có Âm hay Dương
Vai trò của góc Kingpin:
-Giảm lực đánh lái: thông thường có 2 cách làm giảm lực đánh lái: Tăng camber dương, tăng góc kingpin. Tăng góc camber dương ngày nay không còn áp dụng phổ biến nữa, nên phương pháp thay thế sẽ là tăng góc nghiêng của trụ đứng (Kingpin).
- Giảm lực phản hồi từ tay lái lên mặt đường: Các chấn động từ mặt đường lên bánh xe có thể làm vô lăng phản hồi giật lại, để tránh những phản hồi tương tự, người ta đã sử dụng góc Kingpin
-Tăng độ đầm chắc khi chạy trên đường: Giống như caster dương, góc Kingpin cũng giúp khả năng tự hồi vị của bánh xe khi quay vòng. Góc Kingpin và Caster dương kết hợp có thể tăng sự đầm chắc và ổn định của xe khi chạy trên đường thẳng
Hầu hết trường hợp góc Kingpin không chỉnh được theo cách thông thường, có thể chỉnh kết hợp vị trí (góc) tương quan giữa Kingpin (S.A.I) và Caster
Theo lời khuyên của các chuyên gia, cần cân chỉnh thước lái mỗi 10.000 km hoặc từ 6-12 tháng để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như đảm bảo độ mòn bánh xe được đều.
>> Hướng dẫn sử dụng máy cân chỉnh độ chụm bánh xe, Quy trình cân chỉnh độ chụm bánh xe, Quy trình cân chỉnh thước lái